-
- Tổng tiền thanh toán:
Bị thoái hóa khớp gối nên tập gì?
Về cơ bản, bệnh nhân tổn thương khớp gối do thoái hóa khó chữa trị dứt điểm. Tuy nhiên, quá trình thoái hóa có thể làm chậm nhờ các bài tập thể dục cho người thoái hóa khớp gối. Vậy bị thoái hóa khớp gối nên tập gì, cùng bài viết dưới đây tìm hiểu rõ nhất nhé.
Tác dụng của tập thể dục đối với người thoái hóa khớp gối
Điều đầu tiên, bệnh nhân cần lưu ý rằng, các bài tập thể dục không có tác dụng điều trị hoàn toàn thoái hóa khớp gối. Song, phương pháp này đem tới các lợi ích như:
- Thuyên giảm tình trạng thoái hóa khớp gối, bao gồm triệu chứng cứng khớp, sưng, đau dai dẳng,...
- Khớp gối được giảm bớt áp lực tác động.
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh và giảm cân.
- Tăng cường sức khỏe cơ bắp.
- Tính linh hoạt duy trì và giúp khớp gối tăng phạm vi chuyển động.
- Giảm thiểu nguy cơ phát sinh biến chứng liên quan bệnh đái tháo đường, huyết áp, tim mạch,... Nâng cao sức khỏe tổng thể.
Ban đầu, người bệnh có thể gặp nhiều khó khăn trong quá trình tập luyện nhưng sau đó nhanh chóng cải thiện tình trạng. Kết hợp giữa phương pháp điều trị chỉ định từ bác sĩ và kế hoạch tập luyện phù hợp, bệnh nhân sẽ phục hồi nhanh chóng và quay trở lại cuộc sống thường nhật.
Tác dụng của tập thể dục đối với người thoái hóa khớp gối
XEM THÊM: Top 6 lý do nên "tậu" ngay chiếc ghế massage cho gia đình |
Bị thoái hóa khớp gối nên tập gì?
Để trả lời cho câu hỏi bị thoái hóa khớp gối nên tập gì? Bệnh nhân lựa chọn các môn thể thao phù hợp theo độ tuổi, mức độ tiến triển bệnh và điều kiện kinh tế. Trong đó, các bộ môn yoga, gym, đi bộ là lựa chọn đáng để bạn cân nhắc.
1. Tập gym
Bệnh nhân chỉ nên tham gia tập gym nếu đã thuyên giảm tình trạng sưng viêm, đau theo lời khuyên của các bác sĩ. Trường hợp bệnh tiến triển nặng, không nên gắng sức sẽ gây hậu quá khó lường.
Các bài tập gym phù hợp cho đối tượng trẻ từ 20-35 tuổi, chủ yếu thực hiện động tác nâng cao sức bền và thể lực. Luyện tập gym không chỉ giúp bệnh nhân tăng khối lượng cơ bắp, hỗ trợ vật lý trị liệu mà còn giúp tăng đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch.
Tập gym
2. Đi bộ
Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không. Phương pháp đi bộ vô cùng tiện lợi và dễ thực hiện, phù hợp cho lứa tuổi trên 40.
Đi bộ khác với các phương pháp khác, bài tập làm giảm ma sát va chạm giữa các khớp, kích thích sản sinh dịch nhầy ổ khớp trong quá trình vận động. Bệnh nhân thoái hóa khớp gối thực hiện đi bộ có tác dụng tăng cường lưu thông máu, cải thiện bệnh tình. Đồng thời, cố định lượng cơ bắp trong cơ thể, kiểm soát trọng lượng và giảm áp lực lên xương.
Tuy nhiên, người bệnh cần thực hiện đi bộ đúng cách nhằm tối ưu hiệu quả:
- Chuẩn bị giày và đai quấn gối làm dụng cụ hỗ trợ.
- Chọn mức độ đi bộ phù hợp: Nhằm tránh gây chấn thương do tập luyện quá sức, bạn nên bắt đầu từ 2000 bước/ngày và 6000 bước/ngày tối đa.
- Thời điểm đi bộ: Buổi sáng hoặc chiều tối.
- Không gian và địa điểm đi bộ: Chọn những nơi thoáng mát, không khí trong lành, địa hình bằng phẳng tránh va vấp.
Đi bộ
3. Tập yoga
Bị thoái hóa khớp gối nên tập gì? Yoga cũng là phương pháp luyện tập hiệu quả và an toàn. Môn thể thao này xuất xứ từ Trung Đông, dựa trên nguyên lý hít thở đúng cách và tăng sức dẻo dai cơ xương khớp. Đây cũng là bài tập giảm đau lưng cho dân văn phòng được nhiều người lựa chọn.
Bệnh nhân bị thoái hóa khớp nên thực hiện mức độ từ nhẹ đến vừa trong quá trình trị liệu. Đồng thời, khi luyện tập bài tập thể dục cho người đau khớp gối này, bạn nên có sự giám sát của nhân viên y tế hoặc thầy hướng dẫn.
Tập yoga
Một số bài tập cho người thoái hóa khớp gối
1. Tập cơ tứ đầu đùi
Cơ tứ đầu có nhiệm vụ làm ổn định đầu gối. Do đó, các bệnh nhân thoái hóa khớp gối nên rèn luyện cơ tứ đầu và thực hiện như sau:
- Nằm ngửa trên thảm hoặc sàn nhà.
- Một chân co lên, một chân duỗi thẳng.
- Kê dưới đầu gối của chân đang duỗi một chiếc khăn đã được cuộn lại.
- Ở chân đang duỗi, bạn siết cơ tứ đầu đùi một cách từ từ và giữ động tác khoảng 5 giây, sau đó thả lỏng chậm rãi trở lại.
- Nghỉ 5 giây và thực hiện lại động tác.
- Mỗi ngày tập 3 đợt, 10 lần/đợt và trong lúc tập hãy đổi chân còn lại.
Tập cơ tứ đầu đùi
XEM THÊM: Ghế massage đầu gối có điểm gì đặc biệt mà nhiều người chọn? |
2. Tập tư thế ngồi
Ngồi trên giường hoặc ghế có chiều cao tương đối, 2 chân buông xuống để vận động tự do. Rồi lại đá chân lên, hạ xuống. Có thể sử dụng tạ, dây thun hoặc túi cát nặng khoảng 1-3 kg nhằm tăng sức mạnh cơ. Tạo kháng lực bằng chân còn lại.
Tập tư thế ngồi
3. Giãn cơ bắp chân
- Vịn vào thành của một chiếc ghế bằng hai tay để giữ thăng bằng.
- Chân phải bước lên trước, hơi khụy xuống.
- Duỗi thẳng chân trái ở phía sau từ từ, gót chân nhấn về phía sàn nhà sao cho vùng bắp chân cảm nhận được độ căng.
- Giữ tư thế trong 20 giây, lặp lại 2 lần và đổi chân.
Bạn có thể nghiêng về phía trước kết hợp đầu gối chân trước khụy xuống sâu hơn để duỗi cơ bắp chân sau thẳng hơn. Tuy nhiên, không để vượt đầu gối quá ngón chân.
Giãn cơ bắp chân
Trên đây là đáp án cho câu hỏi bị thoái hóa khớp gối nên tập gì. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn lựa chọn bài tập phù hợp. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể sử dụng ghế massage để xoa bóp khớp gối và thư giãn cũng giúp khả năng hồi phục nhanh hơn. Liên hệ mua ghế massage tại Hiroshu Sport nhé.
HIROSHU SPORT - THƯƠNG HIỆU VIỆT - CHẤT LƯỢNG NHẬT
Hotline: 1900 3435
Website: https://hiroshu.vn/
Hệ thống showroom HIROSHU SPORT:
Trụ sở chính: Biệt thự LK B18 Embassy Garden, P.Xuân Tảo, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Và hơn 10 chi nhánh trên toàn quốc.
Chia sẻ bài viết: