Cách sử dụng xe đạp tập rất cần thiết nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình tập luyện. Không ít người tiêu dùng sử dụng sai cách gây nên các chấn thương ngoài ý muốn. Vì vậy bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây và tìm hiểu hướng dẫn chi tiết nhé.
Hiểu rõ nhu cầu bản thân
Công nghệ sản xuất xe đạp tập ngày càng có nhiều bước đột phá mới với đa dạng mẫu mã và tính năng. Về cơ bản, xe đạp tập phân chia thành 2 loại gồm xe đạp tập không yên và có yên. Cách luyện tập và kiểu dáng của 2 dòng xe này khác biệt rõ ràng.
Đối với xe đạp tập có yên, bạn thực hiện thao tác đạp xe giống như chiếc xe đạp bình thường. Thân trên của bạn được nâng đỡ nhờ phần yên xe, áp lực lên khớp xương giảm xuống. Do đó những mẫu xe đạp tập dạng này phù hợp cho người lớn tuổi, người gặp vấn đề xương khớp hoặc người đang điều trị vật lý trị liệu.
Đối với mẫu xe không yên có thiết kế năng động hơn, giúp phát triển các nhóm cơ chân, cơ đùi, cơ mông, vai, tay, eo,...Hầu hết người trẻ tuổi thường lựa chọn mẫu xe này nhằm mục đích giữ dáng, giảm cân với bài tập cường độ cao.
Bạn sẽ lựa chọn chính xác mẫu xe đạp theo nhu cầu tập luyện khi nắm rõ được các tính năng.
XEM THÊM: Mẹo chọn xe đạp tập cho người già chuẩn chuyên gia |
Hiểu rõ nhu cầu bản thân
Trước khi bắt đầu tập luyện
Xác định rõ mục đích tập luyện và chọn được mẫu xe đạp tập tương ứng. Cách sử dụng xe đạp tập, bạn cần bắt đầu từ bước cơ bản nhất:
1. Lựa chọn trang phục phù hợp, thoải mái
Bạn nên lựa chọn trang phục tập luyện thấm hút mồ hôi, khô thoáng và có tác dụng kháng khuẩn hiệu quả. Điều này vô cùng cần thiết vì cơ thể sẽ toát ra nhiều mồ hôi trong quá trình đạp xe, lượng chất độc và vi khuẩn cũng từ đó theo ra.
Đồng thời, cơ thể nóng lên khi các cơ khớp liên tục hoạt động. Vì vậy bạn cần chọn trang phục thoải mái để tăng hiệu quả tập luyện.
2. Khởi động cơ bản
Trước khi tập luyện bất cứ môn thể thao nào, bạn cũng cần khởi động nhằm mục đích làm nóng cơ thể và căng cơ bắp. Bởi lẽ khả năng chấn thương tăng cao nếu cơ bắp không bị kéo căng và ảnh hưởng đến hiệu suất vận động.
Cơ thể sẽ chuyển từ trạng thái tĩnh sang động sau quá trình khởi động thông qua những bài tập đơn giản phần cánh tay, cổ tay, bụng, eo, mắt cá chân,...
3. Điều chỉnh tư thế xe đạp tập
Cách dùng xe đạp tập, bạn cần điều chỉnh phần yên sao cho vừa vặn với cơ thể người. Bàn đạp ở xa nhất khi bạn duỗi thẳng chân, đảm bảo sự thoải mái nhất. Ở cần yên xe, hãy chú ý đến các đốt chỉnh sẽ giúp bạn đổi tư thế xe chuẩn nhất.
- Điều chỉnh chỗ ngồi: Đầu gối của bạn chỉ nên uốn cong nhẹ khi bàn đạp ở mức thấp nhất. Không cần cố gắng uốn cong chân để chạp tới bàn đạp.
- Đầu gối có độ cong nhẹ khoảng 5-10 độ, mở rộng một chân (song song sàn nhà và bàn chân phẳng) khi tập luyện với xe đạp tập yên ngồi.
- Đầu gối uốn cong nhẹ, mở rộng chân khi tập luyện với xe đạp tập ghế tựa lưng. Điều chỉnh yên xe về phía trước và sau.
4. Điều chỉnh tay lái
Cơ thể bạn sẽ không bị nghiêng về phía trước nếu trong cách sử dụng xe đạp tập, bạn điều chỉnh tay lái phù hợp. Như vậy tạo nên tư thế thoải mái nhất cho người tập. Đặc biệt, nếu bạn đạp xe về phía trước, việc nâng cao tay lái giúp giảm bớt căng thẳng một cách đáng kể.
5. Điều chỉnh đai giữ chân
Hướng dẫn sử dụng xe đạp tập, trước tiên bạn hãy xỏ giày vào chân. Tiếp đó, điều chỉnh dây đai bàn đạp để chân của xe nhằm giúp chân có độ thoải mái. Không nên đeo đai giữ chân quá chặt hoặc quá lỏng, tăng hiệu quả tập luyện.
Trước khi bắt đầu tập luyện
Cách sử dụng xe đạp tập chuẩn bài
- Tư thế tập: Cơ thể hơi nghiêng về phía trước dù tập xe đạp đứng hay ngồi, duỗi thẳng 2 tay nắm chắc vào tay lái. Hóp bụng lại, đặt song song 2 đùi với thanh chắn ngang xe. Giữ hướng mắt nhìn thẳng phía trước, phối hợp nhịp nhàng giữa hông và đầu gối.
- Động tác đạp: Dồn sức xuống chân và kết hợp nhịp nhàng các động tác nâng lên, hạ xuống, đạp đẩy. Thực hiện cùng lúc 2 động tác đẩy bàn đạp lên bằng chân sau rồi lại đẩy xuống khi chân trước đạp xuống.
- Điều hòa nhịp thở: Trong quá trình đạp xe, cố gắng hít thở sâu và đều đặn. Hít vào thật mạnh và nhẹ nhàng thở ra nhằm nâng cao chức năng tim, phổi.
- Dùng lòng bàn chân đạp xe: Ở giữa lòng bàn chân có huyệt thông tuyền, nên khi đạp xe hãy để phần này tiếp xúc trực tiếp bàn đạp sẽ giúp xoa bóp huyệt đạo đem lại lợi ích cho sức khỏe.
XEM THÊM: Có nên mua xe đạp tập thể dục không? |
Cách sử dụng xe đạp tập chuẩn bài
Sau thời gian tập luyện
Người tập nên dành khoảng 5-10 phút thư giãn sau khi luyện tập với xe đạp tập để ổn định lại huyết áp và nhịp tim.
Thả lỏng cơ thể khi kết thúc luyện tập, nhẹ nhàng đánh tay, đánh chân và hít thở sâu, chậm. Sau khi vừa tập luyện xong, tuyệt đối không được ngồi xuống ngay lập tức nhằm hạn chế tình trạng chuột rút, đau nhức cơ, chóng mặt đột ngột.
Ngoài ra, không nên đi tắm luôn, hãy để khô mồ hôi để cơ thể không bị cảm lạnh, thậm chí gây nguy cơ đột tử.
Sau thời gian tập luyện
Trên đây là những cách sử dụng xe đạp tập đúng nhất được chia sẻ từ các chuyên gia. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích. Nếu bạn chưa tìm được dòng xe đạp tập ưng ý, hãy đến Hiroshu Sport để được tư vấn rõ hơn nhé.
HIROSHU SPORT - THƯƠNG HIỆU VIỆT - CHẤT LƯỢNG NHẬT
Hotline: 1900 3435
Website: https://hiroshu.vn/
Hệ thống showroom HIROSHU SPORT:
Trụ sở chính: Biệt thự LK B18 Embassy Garden, P.Xuân Tảo, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Và hơn 10 chi nhánh trên toàn quốc.