Trang chủ Liên hệ

Cấu tạo máy chạy bộ điện chi tiết nhất cho người sử dụng

Hiroshu Sport 04/03/2022

Cấu tạo máy chạy bộ điện tưởng chừng đơn giản nhưng tương đối phức tạp. Bởi nó được cấu thành từ nhiều bộ phận khác nhau. Để nghiên cứu rõ hơn về các cấu tạo cũng như chức năng máy chạy bộ, hãy tiếp tục theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Cấu tạo máy chạy bộ điện - Cấu tạo bên ngoài

Cấu tạo bên ngoài của máy chạy bộ bao gồm các bộ phận sau:

1. Khung thân máy

Thiết kế phần thân máy chạy bộ điện từ thép chịu lực cao cấp. Khung đỡ của máy chạy chắc chắn tăng mức tải trọng cao. Phía bên ngoài được sơn lớp sơn tĩnh điện tăng độ bền thân máy.

2. Chân máy

Cấu tạo chân máy chạy bộ bao gồm 2 hệ thống đỡ sau và đỡ trước. Bánh xe lắp đặt dưới chân máy giúp người dùng di chuyển dễ dàng. Thêm vào đó là hệ thống lò xo hỗ trợ đàn hồi nhịp nhàng và điều chỉnh độ dốc phù hợp cho người tập luyện.

3. Băng tải máy chạy bộ

Băng tải là một bộ phận quan trọng của máy chạy bộ giúp bạn thực hiện các bài tập khi máy hoạt động. Kích thước băng tải phụ thuộc và thương hiệu và dòng máy chạy bộ khác nhau. Các loại băng tải đều có đặc điểm chung cần phải có độ ma sát cao, êm ái khi chạy trên đường truyền, không trơn trượt tránh gây chấn thương. 

XEM THÊM: Tác dụng của máy chạy bộ cực hiệu quả mà bạn không ngờ tới

4. Tay vịn 2 bên

Tay vịn là một bộ phận nhỏ trong cấu tạo máy chạy bộ. Một số loại máy chạy bộ cao cấp còn tích hợp cảm biến nhịp tim bằng kim loại lắp đặt tại phần kê tay phía trước bảng điều khiển. Bộ phận này hỗ trợ bạn tránh xảy ra tai nạn và tùy chỉnh vừa tăng, giảm tốc độ. Tuy nhiên, trong quá trình chạy, tuyệt đối không được giữ tay vịn.

5. Bảng điều khiển

Thiết kế màn hình trên máy chạy bộ nhằm mục đích hiển thị các thông số như quãng đường, vận tốc, thời gian, nhịp tim, lượng calo tiêu thụ,... Từ đó người tập dễ dàng nắm được các thông số và lựa chọn bài tập phù hợp. Bên cạnh đó, máy chạy bộ cũng có thêm các núm điều khiển bắt đầu, kết thúc, tùy chỉnh vận tốc nhanh, chậm,...

Đối với dòng máy chạy bộ điện đa năng, cấu tạo máy chạy bộ điện còn kèm jack cắm mp3, ipad, mp4 trên khu vực màn hình. Màn hình máy chạy bộ điện được chia thành 2 phần. Các thông tin về độ dốc tự động hiển thị bên phần tay trái, cho phép điều chỉnh từ  3, 6, 9 độ. Còn tốc độ điều chỉnh từ 3, 6, 9 km hiển thị phần bên tay phải. Nút đo nhịp tim tích hợp trên thanh tay cầm bên phải. Những ký hiệu dấu +, dấu - là nút tăng giảm tốc độ giúp người tập dễ dàng.

Bên cạnh những bộ phận cơ bản của máy chạy bộ đa năng, dòng máy này còn đi kèm một số bộ phận khác như thanh gập bụng, đầu massage, xoay eo, tạ tay,...

Cấu tạo bên ngoài máy chạy bộ

Cấu tạo bên trong máy chạy bộ

Cấu tạo máy chạy bộ điện phần bên trong bao gồm các bộ phận sau:

1. Con lăn máy chạy bộ

Con lăn được lắp đặt phía trước và phía sau máy chạy bộ. Năng lượng được cung cấp cho con lăn phía trước bởi một động cơ và một bánh xe dẫn động phần con lăn phía sau. Cơ chế hoạt động của 2 con lăn dẫn động chuyển động quay của băng chạy. Do đó, một con lăn máy chạy bộ chất lượng và tốt phải đảm bảo không phát ra tiếng ồn, hoạt động mạnh mẽ.

2. Hệ thống giảm xóc

Hệ thống giảm xóc thường được cố định trên khung chính có chức năng giảm chấn bên dưới ván chạy và làm từ 6 – 8 khối cao su. Tuy nhiên hiện nay, máy chạy bộ cao cấp thường giảm xóc bằng đệm lò xò thay vì sử dụng cao su nguyên chất như trước kia.

3. Ván chạy

Bề mặt ván chạy có độ dày khoảng 25mm, bề mặt nhẵn và phẳng. Lớp phủ bề mặt trên, dưới được bôi trơn có khả năng giảm lực cản và tiếng ồn.

4. Dây curoa

Dây curoa là một cấu tạo máy chạy bộ được tích hợp với con lăn máy chạy chặt chẽ. Người dùng nên chọn loại dây chạy tốt vì phần này ảnh hưởng đến hoạt động máy cũng như sự thoải mái trong quá trình sử dụng.

XEM THÊM: Máy chạy bộ bao nhiêu tiền? Gợi ý phân khúc phù hợp gia đình

5. Động cơ máy chạy bộ

Chất lượng máy chạy bộ phụ thuộc rất nhiều vào động cơ. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của máy, khả năng chịu tải, âm lượng, tốc độ và đặc biệt là tuổi thọ máy chạy bộ.

Tại phòng gym, dòng máy chạy bộ thường sử dụng động cơ AC công suất lớn và gây nhiều tiếng ồn. Ngược lại, dòng máy chạy bộ gia đình dùng động cơ DC công suất nhỏ nên tiếng ồn ít hơn. Thời gian hoạt động liên tục của máy càng lâu khi mã lực càng lớn và cũng tăng tải trọng cho máy.

6. Bộ phận điều khiển

Bộ phận này được coi như “bộ não” của máy chạy bộ, tiếp nhận lệnh vận hành từ con người. Sau đó truyền tín hiệu thực hiện lệnh cho động cơ gradient, động cơ chạy và các phần cứng khác. Máy chạy bộ sẽ bị ngừng hoạt động nếu hỏng bộ điều khiển điện tử.

Cấu tạo bên trong máy chạy bộ

Chức năng của máy chạy bộ điện

- Cách dùng máy chạy bộ có các chức năng chính như gập bụng, đi bộ, chạy bộ, xoay eo, massage,...

- Trong khi tập, bạn có thể tùy chỉnh độ nghiêng, độ dốc theo nhu cầu. Đa dạng bài tập giúp tăng hiệu quả tối đa cho người tập.

- Cài đặt sẵn các chương trình luyện tập theo sự nghiên cứu từ chuyên gia phù hợp thể trạng mỗi người.

- Khả năng di chuyển bằng bánh xe và gập gọn dễ dàng giúp tiết kiệm không gian diện tích.

Chức năng của máy chạy bộ điện 

Qua bài viết này hy vọng giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về cấu tạo máy chạy bộ điện. Trong trường hợp gặp trục trặc khi vận hành máy, bạn hãy liên hệ đến nhà cung cấp để được tư vấn bảo hành. Ngoài ra, hãy đến Hiroshu Sport để chọn lựa chiếc máy chạy bộ ưng ý nhất.

HIROSHU SPORT - THƯƠNG HIỆU VIỆT - CHẤT LƯỢNG NHẬT

Hotline: 1900 3435 

Website: https://hiroshu.vn/

Hệ thống showroom HIROSHU SPORT:

Trụ sở chính: Biệt thự LK B18 Embassy Garden, P.Xuân Tảo, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Và hơn 10 chi nhánh trên toàn quốc.

Bài viết liên quan