-
- Tổng tiền thanh toán:
Các chất liệu da ghế massage phổ biến trên thị trường
Chất liệu da ghế massage cũng là một từ khóa được nhiều khách hàng quan tâm khi có nhu cầu mua thiết bị chăm sóc sức khỏe này. Vậy ghế massage được tạo nên từ các chất liệu nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có đáp án chính xác nhất, đón đọc nhé.
Lý do cần tìm hiểu chất liệu da ghế massage
Lớp da bọc bên ngoài lòng ghế là vùng tiếp xúc chủ yếu khi người dùng sử dụng ghế massage toàn thân. Phần da ghế đóng vai trò hỗ trợ các hệ thống túi khí và con lăn tác động lên cơ thể khách hàng tốt nhất.
Bạn sẽ cảm nhận sự dễ chịu, thoải mái nếu ghế massage làm từ chất liệu da tốt, hiệu quả massage đạt tối đa. Ngược lại, trường hợp bạn mua nhầm chất liệu ghế “lởm” sẽ không đảm bảo tuổi thọ lâu bền của ghế cũng như dễ gây tổn thương cho da.
Do vậy, trước khi mua ghế massage toàn thân, người tiêu dùng cần đặc biệt chú ý đến chất liệu da ghế massage.
XEM THÊM: Lịch sử ghế massage và sự ra đời chiếc ghế đầu tiên |
Lý do cần tìm hiểu chất liệu da ghế massage
Vì sao ghế massage ít sử dụng da thật?
Không ít người tiêu dùng thắc mắc trong danh sách chất liệu làm ghế massage không sử dụng da thật. Các nhà sản xuất đưa ra một số lý do như sau:
- Giá thành cao: Kích thước ghế massage tương đối lớn, do đó cần số lượng da khá nhiều để có thể bọc toàn bộ ghế massage. Hơn nữa, giá thành da thật rất cao nên người tiêu dùng cần phải trả một số tiền lớn để mua được sản phẩm. Theo mức thu nhập bình quân hiện tại ở Việt Nam, chi phí này không phù hợp.
- Hiệu quả massage không tạo cảm giác chân thật cho người sử dụng. Mỗi nhà sản xuất sẽ dùng chất liệu da thật khác nhau song nhìn chung, da thật thường dày và cứng. Do đó, tạo lớp ngăn cách với cơ thể khiến hoạt động massage của con lăn giảm đi nhiều, không chạm sâu vào các điểm huyệt đạo. Theo các nghiên cứu đó mà nhà sản xuất ít dùng da thật nhằm giúp ghế massage đạt kết quả hoàn hảo.
- Độ bền ghế massage: Khí hậu nhiệt đới gió mùa khiến thời tiết Việt Nam thường có độ ẩm cao, dễ làm da thật bong tróc hoặc bị mốc. Tuổi thọ da thật nhanh chóng xuống cấp nếu không bảo quản kỹ lưỡng. Đồng thời, vào mùa hè, người dùng dễ đổ mồ hôi khi ngồi ghế. Quá trình rung lắc làm da thật dễ bong tróc dưới tác động cọ xát giữa da ghế và cơ thể người.
Vì sao ghế massage ít sử dụng da thật?
Ghế massage làm từ chất liệu da nào?
Chất liệu ghế massage hiện nay tạo nên từ nhiều loại da khác nhau. Giá trị của thiết bị chăm sóc sức khỏe này phụ thuộc khá nhiều đến chất liệu da. Người dùng dễ hấp dẫn hơn bởi những chiếc ghế sử dụng loại da nhẵn bóng, chất lượng, đẹp mắt.
Bên cạnh đó, độ bền ghế massage tăng cao nếu sử dụng chất liệu da tốt. Chịu được tác động trực tiếp từ hệ thống con lăn, túi khí trực tiếp cũng như hạn chế mồ hôi, ẩm mốc từ điều kiện môi trường.
Ghế massage toàn thân chính hãng từ những thương hiệu lớn đều không sử dụng da thật. Vì loại da này được lấy từ da động vật gây ảnh hưởng đến môi trường xanh tự nhiên. Vậy nên, chất liệu da ghế massage chủ yếu từ da tổng hợp như da PU, da công nghiệp, da làm từ vải dệt kim, da phủ nhựa Vinyl.
Các loại da này đem lại độ bền cao cho ghế massage cũng như đảm bảo giá trị kinh tế.
XEM THÊM: Kinh nghiệm mua ghế massage giá tốt chất lượng cao |
Ghế massage làm từ chất liệu da nào?
Chi tiết 4 loại da dùng để sản xuất ghế massage
Chất liệu da làm ghế massage gồm 4 loại chính sau:
1. Da PU cao cấp
Da tổng hợp PU là loại da bọc ghế massage được nhiều nhà sản xuất sử dụng với đặc điểm:
- Độ mềm mại, êm ái cao đem tới không gian tận hưởng hoàn hảo.
- So với da thật, giá thành da PU rẻ hơn mà vẫn đảm bảo chất lượng hiệu quả.
- Màu sắc phong phú cho bạn nhiều lựa chọn làm đẹp không gian căn nhà.
- Tuổi thọ da PU từ 4-5 năm.
- Khả năng chống thấm nước, trầy xước cao.
- Hệ thống túi khí, con lăn hoạt động trơn tru đem lại cảm giác thoải mái khi massage.
Dựa vào những đặc điểm kể trên, nhiều thương hiệu cung cấp ghế massage toàn thân cũng ứng dụng chất liệu da này trong sản xuất. Ví dụ như Hiroshu Sport, đơn vị chuyên bày bán các dòng ghế massage sử dụng da PU chất lượng cao.
2. Da tổng hợp Simili
Da Simili được làm từ lớp nhựa PVC kết hợp lớp lót dệt từ sợi polyester. Người dùng có thể phân biệt dễ dàng đặc điểm bề mặt của loại da này từ họa tiết, đường vân rất giống da thật. Bề mặt da Simili không nhẵn, sần sùi, không trơn tạo độ bám song tạo cảm giác khó chịu cho người dùng.
Da Simili có đặc tính khá cứng nên khi ngồi vào, khách hàng không hoàn toàn nhận thấy sự êm ái, thoải mái. Đồng thời, ghế thường ám mùi nhựa do sử dụng sợi polyester và nhựa PVC tạo nên chất liệu của ghế massage. Thời gian dùng phải khá lâu mới có thể bay hết mùi.
3. Da tổng hợp Synthetic Leather
Sản xuất chất liệu da tổng hợp Synthetic Leather tương tự da thật với chất liệu man-made cao cấp. Bề mặt da có đặc điểm nổi vân và mềm. Da Synthetic Leather khó bị bong tróc, giữ độ bền cao. Hệ thống con lăn dưới lớp da hoạt động nhịp nhàng, chạm sâu đến các vị trí huyệt đạo.
Giá thành da phải chăng, tuổi thọ cao nên được lựa chọn ứng dụng trong sản xuất ghế massage.
4. Da Microfiber
Da Microfiber cao cấp hơn so với các loại da khác được làm từ xơ vi mảnh và nhựa polyurethane chất lượng cao. Cấu trúc 3D được tạo nên từ công nghệ dệt xuyên kim sự thoải mái và độ bền cao.
4 loại da dùng để sản xuất ghế massage
Tóm lại, chất liệu da ghế massage khá đa dạng. Tùy mục đích và chi phí bạn có thể bỏ ra để lựa chọn sản phẩm ghế massage phù hợp. Hãy nhớ liên hệ đến Hiroshu Sport để được tư vấn chất liệu loại da tốt nhất với giá thành phải chăng nhé.
HIROSHU SPORT - THƯƠNG HIỆU VIỆT - CHẤT LƯỢNG NHẬT
Hotline: 1900 3435
Website: https://hiroshu.vn/
Hệ thống showroom HIROSHU SPORT:
Trụ sở chính: Biệt thự LK B18 Embassy Garden, P.Xuân Tảo, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Và hơn 10 chi nhánh trên toàn quốc.
Chia sẻ bài viết: