Trang chủ Liên hệ

Chạy bộ đau ống đồng - Cách khắc phục nhanh và hiệu quả

Hiroshu Sport 07/05/2022

Chạy bộ đau ống đồng, triệu chứng khá phổ biến ở những người thường xuyên tập luyện chạy bộ. Tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và bạn cần tìm ra cách khắc phục triệt để nhằm gây ảnh hưởng về lâu dài. Cùng bài viết dưới đây đi tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân và hướng dẫn phòng ngừa nhé.

Nguyên nhân dẫn tới chạy bộ đau ống đồng

- Trước khi chạy bộ trên máy chạy bộ, bạn không tập các bài tập khởi động hoặc chạy bộ quá sức cũng làm xương ống đồng và các cơ bị tổn thương. Từ đó gây ra sự chèn ép và bạn sẽ cảm nhận thấy sự đau nhức.

- Do vị trí, địa điểm đặt chạy bộ quá gồ ghề gây ra tác động lớn đến phần xương khớp, mô. Các áp lực mạnh nhẹ không đồng đều làm tổn thương phần xương ống đồng, gây ra sự khó chịu, đau nhức.

- Yếu tố công việc cũng là một nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau ống đồng, ví dụ như bạn phải đứng quá nhiều trong một thời gian khiến ống chân bị khó chịu, cẳng xương chân bị mỏi.

- Đối với trẻ ở độ tuổi đang phát triển, lý do đau ống đau có thể do sinh lý. Khi quá trình phát triển xương khớp, sụn khớp quá nhiên cũng kéo theo hiện tượng ống đồng, xương ống chân bị đau nhức.

- Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng, không đầy đủ các chất vitamin D và canxi cũng sẽ làm phần ống đồng bị đau khi chạy bộ.

Nguyên nhân dẫn tới chạy bộ đau ống đồng

XEM THÊM: Chạy bộ phát triển cơ nào? 5 nhóm cơ chính bạn chưa biết

Biểu hiện đau xương ống đồng

Hiện tượng chạy bộ đau ống đồng thường có nhiều biểu hiện. Ví dụ, tại các cơ cẳng chân, dọc theo xương chày xuất hiện cảm giác đau âm ỉ, hoặc sưng nhẹ, căng đau. Ban đầu, cơ đau có thể chấm dứt khi bạn tạm dừng chạy bộ. Tuy nhiên, tình trạng có thể tái phát càng về sau dù đã ngưng các hoạt động thể thao.

Đau ống đồng khi chạy bộ còn có thể đi kèm theo một số triệu chứng khác. Tốt hơn hết nếu bạn cảm thấy cơn đau dai dẳng, hãy đến gặp bác sĩ để có phương án điều trị tốt nhất.

Biểu hiện đau xương ống đồng

Hướng dẫn khắc phục đau ống đồng khi chạy bộ

Để khắc phục hiện tượng chạy bộ đau ống đồng, bạn thực hiện theo các phương pháp dưới đây:

1. Thay đổi thói quen và phương pháp tập luyện

- Người tập nên xen kẽ các buổi chạy bộ với thời gian nghỉ ngơi. Tránh trường hợp chạy quá sức sẽ càng khiến các cơ bị tổn thương. Hạn chế bê vác vật nặng, cồng kềnh sai cách,...

- Tại những điểm phát sinh cơn đau sau khi chạy bộ, bạn nên nhẹ nhàng massage bắp chân, xoa bóp nhẹ nhàng. Hoạt động này giúp thư giãn xương khớp và bắp chân, thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng ghế massage toàn thân cũng sẽ hỗ trợ bạn giảm đau nhanh chóng.

- Không tập luyện quá sức: Để tránh ảnh hưởng nhiều đến xương cẳng chân, bạn không nên liên tục duy trì chạy bộ với cường độ mạnh. Từ đó, giúp cải thiện độ linh hoạt, hỗ trợ điều trị đau ống đồng và sự dẻo dai xương khớp. Đồng thời, kích thích quá trình làm lành tổn thương và lưu thông máu.

- Trước khi chạy bộ hay tham gia bất cứ môn thể thao nào, hãy vận động cơ thể nhẹ nhàng nhằm giúp hệ xương khớp linh hoạt, giảm nguy cơ chấn thương.

- Không nên ngồi một chỗ quá lâu hay vận động quá nhiều. Đối với người chạy bộ đau ống đồng, bạn nên đi lại nhẹ nhàng để phòng ngừa tình trạng co cứng khớp.

Thay đổi thói quen và phương pháp tập luyện

XEM THÊM: Chạy bộ có giảm mỡ mặt không?

2. Cách chữa trị tình trạng đau ống đồng

- Chườm nóng/chườm lạnh: Muốn chườm nóng, bạn sử dụng túi sưởi chứa nước ẩm hoặc khăn ấm áp lên khu vực bị tổn thương. Mỗi ngày thực hiện từ 2-3 lần trong khoảng 10 phút. Phương pháp này  có tác dụng chống viêm, giảm đau, kích thích lưu thông máu. Hoặc nếu bạn muốn chườm lạnh, cách thức này giúp gây tê và giảm đau tạm thời. Bạn áp một túi đá lạnh lên trực tiếp vùng bị đau nhức. Mỗi ngày thực hiện từ 2-3 lần  trong khoảng 15 phút.

- Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp: Trong thực đơn hàng ngày, bạn nên tăng thêm lượng vitamin D và canxi. Bổ sung 400 microgam vitamin D và 1.300 miligam canxi thông qua việc phơi nắng buổi sáng sớm (6-7 giờ sáng) từ 10-15 phút. Hoặc ăn các loại thức ăn giàu canxi như sò, gan cá, trứng, sữa, đậu nành,...

- Nghiêm túc thực hiện theo quy tắc 10%, tức quãng đường chạy hàng tuần của bạn không được phép vượt quá con số này.

- Tăng cường rèn luyện nhóm cơ cốt lõi, cơ hông giúp bạn chạy bộ mạnh mẽ hơn.

- Hãy rút ngắn số bước chân từ 85 - 90 bước trong mỗi phút để hạn chế tải trọng tác động lên ống chân, bàn chân và đầu gối.

- Đôi giày của bạn sẽ mất dần lớp đệm bảo vệ và chống sốc, khả năng đàn hồi qua thời gian chạy bộ. Vì vậy bạn nên chú ý thay giày để bảo vệ đôi chân, tránh chấn thương xảy ra.

Cách chữa trị tình trạng đau ống đồng

Chạy bộ không đúng cách là nguyên nhân đầu tiên gây ra hiện tượng chạy bộ đau ống đồng. Vì vậy bạn cần rèn luyện cơ thể đúng cách để đảm bảo sức khỏe. Bên cạnh việc chạy bộ ngoài trời, bạn có thể chạy bộ trên máy chạy bộ điện tại nhà. Liên hệ mua máy chạy bộ qua hotline 1900 3435 ngay nhé.

HIROSHU SPORT - THƯƠNG HIỆU VIỆT - CHẤT LƯỢNG NHẬT

Hotline: 1900 3435 / 0367797579

Website: https://hiroshu.vn/

Hệ thống showroom HIROSHU SPORT:

Trụ sở chính: Biệt thự LK B18 Embassy Garden, P.Xuân Tảo, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Chi nhánh: 178 Dương Đình Hội, Phường Phước Long B, Thành phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh.

Bài viết liên quan