-
- Tổng tiền thanh toán:
Nguyên nhân đạp xe bị tê tay và cách phòng ngừa tốt nhất
Đạp xe bị tê tay, tình trạng phổ biến ở người thường xuyên luyện tập bộ môn thể thao này. Hiện tượng tê tay càng trở nên rõ rệt theo thời gian và bạn cần có chế độ nghỉ ngơi phù hợp để khắc phục. Vậy nguyên nhân do đâu dẫn đến tê tay khi đạp xe, cách phòng tránh như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.
Nguyên nhân đạp xe bị tê tay
Tê tay trong quá trình đạp xe đạp xảy ra do căng thẳng hệ thống dây thần kinh hoặc áp lực đè nén lên tay quá mức. Bàn tay của bạn sẽ cong lên khi thực hiện bài đạp xe đồng thời trong thời gian dài phải bóp phanh. Điều này gây áp lực đến các dây thần kinh trên bàn tay dẫn đến các cơn tê, ngứa, chủ yếu tập trung tại ngón trỏ, ngón cái, ngón giữa và nửa ngón áp út.
Việc bàn tay bạn nắm chặt trên tay lái xe đạp sẽ trực tiếp gây áp lực lên dây thần kinh bàn tay và cổ tay dẫn đến triệu chứng tê ngứa. Nếu bạn để tình trạng này kéo dài, không giải quyết sớm càng khiến nó một trở nên tệ hơn, lâu dần làm yếu cơ trong tay.
Nguyên nhân đạp xe bị tê tay
XEM THÊM: Đạp xe cardio là gì? Bí quyết cardio đạp xe đạt hiệu quả cao |
Hướng dẫn cách phòng ngừa tê tay khi đạp xe
Để phòng ngừa chứng bị tê tay khi đạp xe, bạn có thể áp dụng một số biện pháp bên dưới:
1. Cơ tay thả lỏng
Đa phần xu hướng của cua rơ là ghìm chặt ghi đông khi qua những đoạn đường gồ ghề hay khi xuống dốc. Song thói quen này nên dần thay đổi vì chúng vô tình gây lên áp lực không cần thiết cho các dây thần kinh trụ và bàn tay. Bạn sẽ kiểm soát được thăng bằng tốt hơn khi thả lỏng tay và giảm độ rung lắc của ghi đông tác động lên cổ tay. Nhờ vậy hạn chế tình trạng chèn ép các dây thần kinh trụ.
2. Lựa chọn xe đạp phù hợp
Việc lựa chọn xe đạp phù hợp tương đối quan trọng để bạn phòng ngừa hiện tượng đạp xe bị tê tay. Nên chọn loại xe đạp có thể điều chỉnh tốt cho cơ học tối ưu. Ví dụ như thay đổi ghế ngồi, di chuyển yên, nâng thanh cọc yên lên, thay đổi góc ghế ngồi.
Tất cả các vấn đề trên giúp trọng lượng phân tán, điều chỉnh vị trí đòn bẩy, mui xe, chiều dài thân cho bộ chuyển đổi, phanh.
3. Vị trí tay thay đổi
Bạn có thể thử thay đổi vị trí của tay trên ghi đông nếu như cảm giác tê nhức vẫn không giảm khi bạn đã thả lỏng tay. Bạn có thể đặt tay ở phần phía bên dưới thắng hoặc phần thanh ngang thay vì để tay ở phần phía trên thắng. Ngoài ra, bạn có thể chuyển qua đứng đạp một lúc, không nên ngồi quá lâu để áp lực lên cổ tay thay đổi.
4. Chọn loại tay nắm
Hãy cân nhắc việc sử dụng loại tay nắm mềm và dày hơn trong trường hợp bạn sử dụng loại xe đạp leo núi, từ đó bạn sẽ không cảm thấy bị cứng nhắc. Bạn có thể sử dụng các gel thanh và băng dày đối với xe đạp đường trường. Chúng được định hình đặc biệt nhằm xác định vị trí đặt tay của bạn đúng, giải phóng áp lực lên tay. Hơn nữa, chất liệu thanh làm từ vật liệu carbon hỗ trợ giảm căng thẳng và rung động trên hệ thống thần kinh.
5. Giữ yên xe thẳng
Bạn sẽ dễ bị trượt khỏi yên nếu như để chúi yên xuống dưới đất. Tư thế người lúc này đổ nhiều hơn về phía trước và tay càng bám chặt lấy ghi đông để thuận theo tự nhiên, giúp bạn giữ thăng bằng. Hãy điều chỉnh vị trí của yên, cố giữ yên thẳng và tư thế ngồi thoải mái nhằm giảm áp lực lên tay một cách tốt nhất.
6. Nâng vị trí ghi đông
Bạn có thể nâng ghi đông để tránh việc hướng người về phía trước quá nhiều trong trường hợp các giải pháp đạp xe bị tê tay bên trên không hiệu quả. Bạn có thể dùng miếng đệm nâng (spacer) để nâng ghi đông hoặc sử dụng pô tăng (stem) quay ngược lên hoặc rút ngắn lại.
Hướng dẫn cách phòng ngừa tê tay khi đạp xe
XEM THÊM: Mẹo chọn xe đạp tập cho người thoát vị đĩa đệm tốt nhất |
Khắc phục tình trạng tê tay khi đạp xe như thế nào?
- Bạn hãy thư giãn các dây thần kinh và cơ bắp nếu như tình trạng bệnh ở mức độ nhẹ bằng cách ngâm tay vào nước ấm.
- Dùng thuốc Mecobalamin khi hiện tượng tê tay kéo dài suốt một tuần lễ không thuyên giảm. Loại thuốc này giúp bổ sung vitamin B12 để điều trị bệnh lý về thần kinh ngoại biên được bán phổ biến tại các hiệu thuốc. Bạn nên đến gặp bác sĩ trong trường hợp uống liên tục 1 tháng trời không khỏi nhằm đưa ra hướng điều trị phù hợp.
- Bạn có thể tìm đến chuyên gia vật lý trị liệu nếu như triệu chứng tê tay dai dẳng để chấm dứt tình trạng này. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, yếu tố khởi phát và mức độ bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra đánh giá và xác định thời gian điều trị. Phương pháp điều trị chủ yếu có thể là dùng đến nẹp và băng hoặc luyện tập bài tập chuyên biệt nhằm giảm áp lực lên cổ tay.
- Massage cũng là liệu pháp được nhiều người lựa chọn. Hoặc bác sĩ có thể xem xét thực hiện siêu âm, chườm nhiệt, điều trị bằng phương pháp laser cấp thấp nếu tê tay đi kèm các sưng đau. Ngoài ra cân nhắc việc đạp xe bao nhiêu phút mỗi ngày là đủ?
Khắc phục tình trạng tê tay khi đạp xe như thế nào?
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn được giải đáp cho vấn đề đạp xe bị tê tay. Ngoài việc đạp xe ngoài trời, bạn có thể luyện tập cùng xe đạp tập tại nhà và thư giãn trên ghế massage nhằm giúp hạn chế tình trạng tê cứng. Liên hệ 1900 3435 để được tư vấn rõ hơn ngay nhé.
HIROSHU SPORT - THƯƠNG HIỆU VIỆT - CHẤT LƯỢNG NHẬT
Hotline: 1900 3435 / 0367797579
Website: https://www.hiroshu.vn/
Hệ thống showroom HIROSHU SPORT:
Trụ sở chính: Biệt thự LK B18 Embassy Garden, P.Xuân Tảo, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Và hơn 10 chi nhánh trên toàn quốc.
Chia sẻ bài viết: